– Khi còn là học sinh năm nhất trung học, Emma Kim thấy mình không thể cưỡng lại mức giá trên nền tảng thương mại điện tử Shein do Trung Quốc hậu thuẫn. Nhưng cô bắt đầu nghi ngờ về chất lượng quần áo của nó khi một chiếc nút áo rớt ra chỉ sau một lần sử dụng. Trang phục của cô cũng nhanh chóng trở nên khó chịu khi mặc.
– Năm nay 19 tuổi và đang học đại học, Emma không còn mua hàng từ thương hiệu thời trang nhanh hiện có trụ sở tại Singapore nữa. Tuy nhiên, hàng triệu người Mỹ đồng hương của cô vẫn tiếp tục mua sắm trên Shein và đối thủ cạnh tranh của nó là Temu, có trụ sở tại Trung Quốc. Theo nhà tư vấn vận chuyển bưu kiện – ShipMatrix, cả hai nền tảng đều vận chuyển trung bình khoảng 1 triệu gói hàng mỗi ngày đến Hoa Kỳ.
VIỆC TRÁNH LỔ HỎNG THUẾ
– Thay vì đưa các lô hàng số lượng lớn vào kho của Hoa Kỳ, Shein và Temu gửi các đơn đặt hàng riêng, nhỏ lẻ trực tiếp cho người mua sắm ở Mỹ, cho phép họ miễn thuế nhập khẩu một cách hợp pháp. Điều này là do luật pháp Hoa Kỳ miễn thuế cho các lô hàng có giá trị dưới 800 USD.
– Việc tận dụng kẽ hở thuế sẽ tiết kiệm cho các nền tảng thương mại điện tử nước ngoài hàng triệu dollar phí nhập khẩu, mà Tòa Bạch Ốc cho rằng sẽ làm giảm chi phí của công nhân, nhà bán lẻ và nhà sản xuất Mỹ.
– Khi Mỹ chuẩn bị cho mùa mua sắm bận rộn nhất trong năm, nước này muốn đóng lỗ hổng được gọi là ‘miễn trừ tối thiểu’. Động thái như vậy sẽ buộc các nhà bán lẻ như Shein và Temu – hai trong số những nhà bán lẻ phát triển nhanh nhất nước này – phải nộp thuế đối với hàng hóa ở bất kỳ giá trị nào.
– Các đề xuất do các nhà lập pháp đưa ra vào tháng 9 nhằm mục đích đó sẽ không có hiệu lực ngay lập tức – chúng sẽ phải chịu phản hồi từ ngành trước khi được hoàn thiện trong những tháng tới.
TÁC ĐỘNG TỐI THIỂU
– Đáp lại các đề xuất, cả Shein và Temu đều nói rằng lỗ hổng nhập khẩu không phải là yếu tố then chốt dẫn đến thành công của họ. Shein nói rằng sự tăng trưởng của nó phụ thuộc vào “mô hình kinh doanh theo yêu cầu”, trong khi Temu cho biết “sự tăng trưởng của không phụ thuộc vào chính sách này”.
– Đồng quan điểm, các chuyên gia cho biết tác động đối với các công ty có thể là rất nhỏ. “Là một khách hàng, nếu tôi mua một cái áo thun với giá 3 USD và tôi phải trả thuế, mức thuế có thể là 10% (hoặc) 20%. Không có vấn đề gì lớn. Trong trường hợp đó, giá vẫn thấp hơn nhiều so với các nhà bán lẻ khác”, Christopher Tan, giáo sư nổi tiếng tại Trường Quản lý UCLA Anderson, cho biết.
– Tuy nhiên, Mỹ cũng lo ngại về một vấn đề khác liên quan đến Temu: lo ngại về quyền riêng tư dữ liệu. Công ty đang phải đối mặt với một vụ kiện từ Tổng chưởng lý Tim Griffin của bang miền nam – Arkansas, người cáo buộc rằng ứng dụng của họ “tự cấp quyền truy cập vào hầu như tất cả dữ liệu trên điện thoại di động của người dùng”.
– Temu đã bác bỏ dứt khoát những cáo buộc này mà họ nói là “dựa trên thông tin sai lệch được lưu hành trên mạng”. Họ nói thêm rằng họ sẽ mạnh mẽ tự bảo vệ mình. John Verde, phó chủ tịch cấp cao về chính sách của tổ chức tư vấn Diễn đàn Quyền riêng tư Tương lai có trụ sở tại Hoa Kỳ, cho biết các nhà hoạch định chính sách Mỹ lo ngại về hoạt động xử lý dữ liệu của các công ty và quốc gia có lợi ích “không thân thiện với Hoa Kỳ”.
– Ông lưu ý: “Tất cả chúng ta đều đã từng ở trong trường hợp các thiết bị di động hỏi chúng ta có muốn chia sẻ một số thông tin nhất định với một ứng dụng hoặc một dịch vụ hay không”. “Khi bạn có các ứng dụng di động ngay cả khi người tiêu dùng cố gắng từ chối các quyền này, chúng cố gắng phá vỡ các quyền đó và cố gắng lấy thông tin đó, tôi nghĩ đó là điều khiến một số cơ quan thực thi ở Hoa Kỳ lo ngại.”
Nguồn CNA