Giá dầu dao động ở mức thấp nhất trong 8 tháng vào thứ Hai do lo ngại về suy thoái kinh tế ở Mỹ, nước tiêu thụ dầu hàng đầu thế giới, bù đắp lo ngại rằng căng thẳng leo thang ở Trung Đông có thể ảnh hưởng đến nguồn cung từ khu vực sản xuất lớn nhất.
Giá dầu thô Brent kỳ hạn giảm 4 cents, tương đương 0,1%, xuống 76,77 USD/thùng vào lúc 00:35 GMT, trong khi giá dầu thô WTI kỳ hạn của Mỹ ở mức 73,39 USD/thùng, giảm 13 cents, tương đương 0,2%.
Giá cả được hỗ trợ bởi giao tranh dai dẳng ở Gaza với cuộc không kích của Israel đánh vào hai trường học và giết chết ít nhất 30 người vào Chủ nhật, các quan chức Palestine cho biết, một ngày sau khi vòng đàm phán ở Cairo kết thúc mà không có kết quả.
Israel và Hoa Kỳ đang chuẩn bị cho một sự leo thang nghiêm trọng trong khu vực sau khi Iran và các đồng minh của Iran là hai tổ chức Hamas và Hezbollah cam kết sẽ trả đũa Israel vì vụ sát hại thủ lãnh Hamas – Ismail Haniyeh và Fuad Shukr, một chỉ huy quân sự hàng đầu của nhóm vũ trang Hezbollah tại Lebanon tuần vừa qua.
Các nhà phân tích của ANZ cho biết “nếu xung đột này gia tăng, xuất khẩu dầu thô có thể bị ảnh hưởng”.
Bất chấp lo ngại về căng thẳng leo thang ở Trung Đông, giá dầu Brent và WTI đã giảm hơn 3% xuống mức thấp nhất kể từ tháng 1 vào thứ Sáu trong một tuần đầy biến động. Tuần trước, cả hai hợp đồng đều đánh dấu tuần thua lỗ thứ tư liên tiếp, chuỗi thua lỗ lớn nhất kể từ tháng 11.
Giá dầu bị kéo xuống bởi lo ngại suy thoái kinh tế của Mỹ và sau khi OPEC+, một liên minh giữa Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các nhà sản xuất khác như Nga, mắc kẹt với kế hoạch loại bỏ dần việc cắt giảm sản lượng tự nguyện từ tháng 10.
Các nhà phân tích của ANZ cho biết, thị trường đã kỳ vọng OPEC+ sẽ trì hoãn việc chấm dứt giai đoạn cắt giảm sản lượng tự nguyện sau quý 3.
Một cuộc khảo sát của Reuters hôm thứ Sáu cho thấy sản lượng dầu của OPEC tăng trong tháng 7 bất chấp việc tổ chức này cắt giảm sản lượng.
Tại Mỹ, số giàn khoan dầu đang hoạt động ổn định ở mức 482 giàn vào tuần trước, Baker Hughes cho biết trong một báo cáo hàng tuần.
Dữ liệu kinh tế yếu kém trên toàn cầu đè nặng lên giá dầu, do lo ngại rằng sự phục hồi kinh tế toàn cầu chậm chạp sẽ làm giảm mức tiêu thụ nhiên liệu.
Dữ liệu công bố vào tuần trước cho thấy nền kinh tế Mỹ tạo thêm ít việc làm hơn dự kiến vào tháng trước trong khi các nhà máy trên khắp Mỹ, Trung Quốc và châu Âu phải vật lộn với nhu cầu ảm đạm.
Tiêu thụ dầu diesel sụt giảm ở Trung Quốc, nước đóng góp lớn nhất thế giới vào tăng trưởng nhu cầu dầu, đang đè nặng lên giá dầu toàn cầu.
Nguồn Reuters