Khu Đông Sài Gòn – Thủ Thiêm đang là khu vực dẫn đầu thị trường bất động sản TP.HCM, với số lượng dự án đã đạt con số hàng trăm. Khu Đông Sài Gòn có được diện mạo như ngày hôm nay, phần lớn là nhờ vào hạ tầng giao thông nhận được đầu tư mạnh mẽ.

Lột xác hoàn toàn về diện mạo

Khu Đông đóng vai trò quan trọng là cửa ngõ thông thương thành phố, bao gồm Quận 2, Quận 9 và Thủ Đức. Đây là khu vực sở hữu vị trí khá đắc địa, thuận lợi phát triển các loại hình bất động sản nhờ quỹ đất rộng lớn, cảnh quan thiên nhiên hiện hữu. Và được bao bọc bởi 2 con sông lớn là sông Đồng Nai và sông Sài Gòn.

Nhưng nhìn vào diện mạo khu Đông hôm nay, ít ai ngờ được rằng đây từng là khu vực kém phát triển, dân cư thưa thớt với cỏ dại mọc hoang um tùm. Nguyên nhân chính là do khả năng kết nối giao thông từ các khu vực trung tâm thành phố đến khu Đông lúc bấy giờ còn gặp rất nhiều hạn chế.

Xa Lộ Hà Nội

Xa lộ Hà Nội (tên cũ: Xa lộ Biên Hòa) là con đường nối liền Sài Gòn và Biên Hoà, Đồng Nai được xây dựng từ năm 1957 đến năm 1961, do Mỹ đầu tư. Con đường này dài 31 km, bắt đầu từ Cầu Sài Gòn, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh kết thúc là nút giao cắt quốc lộ 1A tại ngã 3 Chợ Sặt, phường Tân Biên, thành phố Biên Hòa. Đây là một trong những con đường cửa ngõ dẫn để vào nội ô Thành phố Hồ Chí Minh khi đi từ các tỉnh miền Đông Nam Bộ, miền Trung và miền Bắc Việt Nam.

Xa lộ Hà Nội là một trong những trục đường chính có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của khu Đông nói riêng và cả TP.HCM nói chung. Khi là cầu nối từ khu vực trung tâm thành phố chạy xuyên suốt qua khu Đông, qua địa phận Quận 2, Quận 9 đến Đồng Nai.

Hầm Thủ Thiêm & Đại lộ Mai Chí Thọ

Đường hầm sông Sài Gòn (hay còn gọi là hầm Thủ Thiêm) là một đường hầm vượt qua sông Sài Gòn ở Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Đây là một phần trong dự án Đại lộ Đông Tây nối Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh với Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Đường hầm có 6 làn xe ô tô, được dìm dưới lòng sông Sài Gòn (có ngầm đáy sông).

Kể từ khi thông xe vào năm 2011, hầm Thủ Thiêm rút ngắn tối đa thời gian di chuyển từ Quận 1 đến khu đô thị Thủ Thiêm. Và đóng vai trò quan trọng, tạo động lực thúc đẩy biến khu đô Thị Thủ Thiêm trở thành một trong những khu vực đắt giá nhất thành phố hiện tại.

Đại lộ Võ Văn Kiệt – Mai Chí Thọ hay còn được biết nhiều hơn bởi tên gọi là Đại lộ Đông – Tây, là một tuyến đường đi qua trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh. Đại lộ chạy dọc theo kênh từ quốc lộ 1A huyện Bình Chánh đến ngã ba đường Yersin – Chương Dương gần cầu Calmette, quận 1 vượt sông Sài Gòn bằng hầm Thủ Thiêm và nối với xa lộ Hà Nội tại Ngã ba Cát Lái, quận 2. Chiều dài toàn tuyến là 21,9 km, đi qua địa bàn các quận 1, 2, 5, 6, 8, Bình Tân và huyện Bình Chánh, tạo thành một tuyến trục giao thông Đông – Tây, và kết nối hai đầu Đông Bắc – Tây Nam thành phố. Đại lộ Đông – Tây tạo điều kiện thuận lợi cho các phương tiện giao thông ra vào cảng Sài Gòn và từ đây đi các tỉnh miền Đông và miền Tây không phải đi vào trung tâm thành phố. Đây sẽ là con đường huyết mạch liên kết chặt chẽ các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Đại lộ Mai Chí Thọ cũng được xem là trục đường “xương sống” của Quận 2. Liên kết với nhiều nhánh khác như Đồng Văn Cống, Lương Định Của, đường lên cao tốc Long Thành – Dầu Giây, Trần Não, Nguyễn Cơ Thạch… tạo thành mạng lưới giao thông hoàn chỉnh cho khu vực.

Cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây

Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây (ký hiệu toàn tuyến là CT.01) với quy mô 4 làn xe trên tổng chiều dài 55,7 km, là đường cao tốc nối Thành phố Hồ Chí Minh với Đồng Nai, có điểm đầu tuyến là nút giao thông An Phú, thuộc Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh và điểm cuối là nút giao thông Dầu Giây, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. Đoạn Long Thành – Dầu Giây thuộc hệ thống đường bộ cao tốc Bắc – Nam.

Kể từ khi đi vào hoạt động năm 2014, đã lập tức thể hiện vai trò quan trọng của mình. Giúp việc kết nối từ TP.HCM đi các tỉnh Đông Nam Bộ và Tây Nguyên trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn rất nhiều.

Cầu Thủ Thiêm 1 – 2 – 3 – 4

Việc đã xác định Thủ Thiêm sẽ trở thành trung tâm tài chính, kinh tế của thành phố trong tương lai. Nên để thúc đẩy và kích phát tiềm năng cho khu vực này, ngoài các công trình như Hầm Thủ Thiêm, Đại lộ Mai Chí Thọ, Cao tốc Long Thành – Dầu Giây… chính quyền thành phố còn triển khai thêm 4 cây cầu nối trực tiếp từ bán đảo Thủ Thiêm sang các khu vực trung tâm, phát triển của thành phố.

Cầu Thủ Thiêm 1 là một cây cầu nối hai bờ Sông Sài Gòn thuộc Quận 2 và Quận Bình Thạnh của Thành phố Hồ Chí Minh. Cầu có 6 làn xe, nối Khu đô thị mới Thủ Thiêm và trung tâm hiện hữu của thành phố. Cầu Thủ Thiêm dài 1.250 m, phần cầu chính gồm 5 nhịp, 6 làn xe; phần cầu dẫn phía Bình Thạnh gồm bốn nhánh, mỗi nhánh 2 làn xe; cầu dẫn phía quận 2 dài 160 m, rộng tương đương 6 làn xe. Cầu Thủ Thiêm 1 đã đi vào hoạt động từ nhiều năm trước. Kết nối từ Thủ Thiêm đến đường Nguyễn Hữu Cảnh, Bình Thạnh.

Cầu Thủ Thiêm 2 là cây cầu dây văng đường bộ đang được xây dựng bắc qua sông Sài Gòn, nối Quận 1 với Quận 2 ở Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, dự kiến hoàn thành vào năm 2020. Cầu dài 1,4 km trong đó nhịp chính dài 885 m, có thiết kế dây văng bất đối xứng với trụ tháp hình vòm cao 113 m nghiêng về phía Thủ Thiêm, Quận 2. Cầu có quy mô 6 làn xe, trong đó có 4 làn ôtô và 2 làn xe hỗn hợp.

Cầu Thủ Thiêm 3 (đang trong giai đoạn lập kế hoạch) là cây cầu bắt đầu từ đường Tôn Đản (quận 4) băng qua đường Nguyễn Tất Thành, khu đất bến cảng Nhà Rồng – Khánh Hội (cảng Sài Gòn), vượt sông Sài Gòn để nối với khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2). Do cầu nằm ở vị trí khá đẹp (gần trung tâm thành phố) nên các sở ngành cho rằng phải chọn kiến trúc độc đáo, có thể trở thành biểu tượng của TP HCM.

Cầu Thủ Thiêm 4 (đang trong giai đoạn lập kế hoạch) là cây cầu nối quận 2 và 7 được kỳ vọng giúp phát triển nhanh Khu đô thị mới Thủ Thiêm, cầu Thủ Thiêm 4 dài gần 2,2 km, rộng 28 m với 6 làn xe và 2 lề bộ hành. Công trình bắt đầu từ trước giao lộ cầu Tân Thuận 2 – Nguyễn Văn Linh đi dọc theo đường Nguyễn Văn Linh, rẽ trái ở ngã tư Huỳnh Tấn Phát để kết nối vào đường Lưu Trọng Lư. Cầu tiếp tục cắt qua khu cảng Tân Thuận, vượt sông Sài Gòn, rồi nối với Khu đô thị Thủ Thiêm tại giao lộ trục Bắc Nam và tuyến R4.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *