Đi qua Long An, TP HCM, Đồng Nai và Bình Dương, với tổng chiều dài 89,3 km, trong đó làm mới khoảng 73 km. Điểm đầu tuyến từ huyện Bến Lức (tỉnh Long An), chạy dọc theo dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành đến Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai); Tân Vạn, Bình Chuẩn (tỉnh Bình Dương); Quốc lộ 22 (TP HCM) và quay lại tại huyện Bến Lức.). Nguồn vốn đầu tư dự án từ vốn vay ODA (190,96 triệu USD) và vốn đối ứng (1.149 tỉ đồng) :
- Đoạn 1 (Nhơn Trạch – Tân Vạn, 40 Km) : Theo quy hoạch, hoàn thành trước năm 2017. Hiện chưa được đầu tư.
- Đoạn 2 (Mỹ Phước – Tân Vạn, 16,3 Km) : Hiện chỉ có đoạn Tân Vạn – Bình Chuẩn (Bình Dương) dài 16 km được đầu tư.
- Đoạn 3 (Bình Chuẩn – Quốc lộ 22, 10,8 Km) : Theo quy hoạch, hoàn thành trước năm 2019. Hiện chưa được đầu tư.
- Đoạn 4 (Quốc lộ 22 – cao tốc TP HCM Trung Lương, hay còn gọi là Quốc lộ 22 – Bến Lức, 22,21 Km) : Theo quy hoạch, hoàn thành trước năm 2020. Hiện chưa được đầu tư.
Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây (ký hiệu toàn tuyến là CT.01) là đường cao tốc nối Thành phố Hồ Chí Minh với Đồng Nai, có điểm đầu tuyến là nút giao thông An Phú, thuộc Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh và điểm cuối là nút giao thông Dầu Giây, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. Đoạn Long Thành – Dầu Giây thuộc hệ thống đường bộ cao tốc Bắc –Nam.
Đường cao tốc dài tổng cộng 55,7 km được chia thành hai thành phần:
- Đoạn An Phú – Vành đai II dài 4 km, thiết kế theo tiêu chuẩn đường đô thị, tốc độ thiết kế 80km/h; quy mô giai đoạn 1: bốn làn xe, chiều rộng nền đường 26,5m, chiều rộng mặt đường 2×7,5m và chiều rộng àn dừng khẩn cấp là 2×3m.
- Đoạn Vành đai II – Long Thành – Dầu Giây được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A TCVN 5729-97, vận tốc thiết kế 120km/h (cầu Long Thành có tốc độ thiết kế 100km/h); quy mô giai đoạn 1: bốn làn xe, chiều rộng nền đường 27,5m, chiều rộng mặt đường 2×7,5m và chiều rộng làn dừng khẩn cấp là 2×3m
- Đường cao tốc Bến Lức – Long Thành là tuyến đường cao tốc đang xây dựng thuộc tuyến đường cao tốc Bắc – Nam Việt Nam. Tuyến đường dài 58 km, nối huyện Bến Lức, tỉnh Long An với huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
- Đường cao tốc Bến Lức – Long Thành được phát lệnh khởi công xây dựng tháng 7 năm 2014, dự kiến hoàn thành năm 2021. Khi hoàn thành cao tốc Bến Lức – Long Thành sẽ giúp giao thông liên vùng miền Tây và vùng Đông Nam Bộ không cần quá cảnh qua Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời, dự án cũng góp phần làm giảm áp lực giao thông trên Quốc lộ 1A, Quốc lộ 51 và rút ngắn thời gian đi từ Long An đến Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu.
- Đường cao tốc bắt đầu từ nút giao với đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương ở xã Mỹ Yên, huyện Bến Lức, tỉnh Long An; đi qua địa bàn các xã Phước An, Vĩnh Thanh, Phước Khánh (huyện Nhơn Trạch) của tỉnh Đồng Nai; Bình Khánh (huyện Cần Giờ), Long Thới, Nhơn Đức (huyện Nhà Bè), Đa Phước, Hưng Long, Tân Quý Tây, Bình Chánh (huyện Bình Chánh) của Thành phố Hồ Chí Minh; Mỹ Yên (huyện Bến Lức) của tỉnh Long An; và kết thúc tại nút giao với đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu tại xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Trong đó, 4,89 km đường cao tốc đi qua tỉnh Long An gồm hai huyện Bến Lức và Cần Giuộc, 24,92 km đi qua Thành phố Hồ Chí Minh gồm huyện Bình Chánh, Nhà Bè và Cần Giờ, và 27,28 km đi qua tỉnh Đồng Nai gồm hai huyện Nhơn Trạch và Long Thành.
- Khởi công tháng 7 năm 2015, toàn bộ tuyến đường được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A, với 4 làn xe lưu thông và hai làn dừng khẩn cấp, vận tốc thiết kế 100km/h.
-
Do
điều kiện địa chất, thủy văn phức tạp, tuyến
đường phải xây dựng hơn 20 km cầu và cầu cạn, trong
đó có hai cầu lớn xây dựng theo kiểu dây văng là cầu
Bình Khánh
dài 2,76 km bắc qua sông
Soài Rạp,
nối huyện Nhà Bè và Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh,
và cầu
Phước Khánh
dài 3,18 km bắc qua sông
Lòng Tàu
nối huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh với huyện
Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.
- Toàn tuyến đường cao tốc sẽ có 6 nút giao cắt và lối thoát.
- Tổng vốn đầu tư toàn dự án giai đoạn 1 là 31.320 tỷ đồng.